Bắn pháo hoa, trình diễn mô tô nước tại Lễ hội sông nước TP.HCM
Những hình ảnh về nhà thờ giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) trang trí tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm của người Việt, thời điểm để đoàn tụ gia đình và tôn vinh truyền thống văn hóa. Người Công giáo tiếp tục trang trí nhà thờ với nhiều biểu tượng truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào...Cà phê tiếp tục lao dốc
Ví dụ như trong bài Mảng lo viết văn, vốn dịch từ bản tiếng Pháp, bên dưới bản tiếng Việt ông đăng hẳn 3 bài văn Pháp để bạn đọc tiện so sánh, đối chiếu. Hoặc như trong bài Giấu cày, ông đăng cả phiên bản tiếng miền Nam và miền Bắc. Trong bài Uống rượu bằng chén, ông tỉ mỉ ghi thêm giải thích về "chén hạt mít", "chén mắt trâu", "chén tốt, chén quân, chén tống"...
HLV của Bayern Munich bất ngờ gọi tên Harry Kane thay thế Lewandowski
Trong bài đăng mới nhất đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris trên dòng thời gian tài khoản mạng xã hội Instagram, đã mang lại sự phấn khích lớn cho người hâm mộ Malaysia, khi chủ sở hữu CLB JDT này hé lộ khả năng mở rộng đế chế thể thao của mình và tăng khả năng hỗ trợ FAM để nâng tầm đội tuyển chinh phục chiếc vé dự vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027, tờ New Straits Times cho biết, ngày 22.2.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm ở bảng F cùng đội tuyển Việt Nam, và 2 đối thủ dưới cơ là đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé dự VCK. Do đó, có thể thấy, đội tuyển Malaysia và Việt Nam sẽ quyết đấu "một mất một còn" để tranh chấp vé duy nhất trong bảng đi tiếp.Đội tuyển Việt Nam và Malaysia lần lượt có trận ra quân tại vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội Lào và Nepal cùng ngày 25.3 tới đây. Trước các cuộc gặp này, đội quân của HLV Kim Sang-sik (Việt Nam) có trận chạy đà giao hữu quốc tế gặp đội Campuchia ngày 19.3 (đều trên sân Gò Đậu ở Bình Dương). Trong khi đội Malaysia với sự ra mắt của HLV mới, người Úc, ông Peter Cklamovski đến nay chưa có lịch thi đấu giao hữu, trước mắt họ chỉ chuẩn bị cho duy nhất trận gặp đội Nepal.Vào tháng 6, đội tuyển Malaysia sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trong trận lượt đi trên sân Bukit Jalil, với kết quả phần nào sẽ mang tính quyết định cho khả năng 1 trong 2 đội nắm ưu thế giành vé duy nhất trong bảng đấu. Trận lượt về diễn ra vào tháng 3.2026."Dòng máu… Những điều lớn lao sắp đến…", thông điệp đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris đăng trên Instagram mới đây, kèm theo đó là bức ảnh ông chụp cùng võ sĩ môn UFC, Soa Palelei (người Úc), cầu thủ môn bóng bầu dục nổi tiếng người New Zealand, Sonny Bill Williams và đặc biệt, cựu danh thủ bóng đá người Úc, Tim Cahill cũng có mặt. Tim Cahill từng thi đấu và ghi bàn tại 3 kỳ World Cup 2006, 2010, 2014. Anh cũng thi đấu nhiều năm cho các CLB nổi tiếng ở giải Ngoại hạng Anh như Everton và Millwall."Ít ai biết, nhưng Tim Cahill đã tham gia vào dự án bóng đá quốc gia của Malaysia, để nâng tầm đội tuyển từ sự giới thiệu của ông Tunku Ismail Idris. Tim Cahill chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc FAM bổ nhiệm HLV trưởng mới của đội tuyển Malaysia, ông Peter Cklamovski. Chiêu mộ chuyên gia y học thể thao và hiệu suất thi đấu, Craig Duncan. Bên cạnh đó, Tim Cahill cũng đưa Rob Friend, cựu cầu thủ và đồng sáng lập giải VĐQG Canada, trở thành Giám đốc điều hành đội tuyển Malaysia", theo tờ New Straits Times.Những động thái này, cùng với ý định đề nghị nhập tịch nhiều cầu thủ ngoại chất lượng ở CLB JDT để thi đấu cho đội tuyển Malaysia, có thể từ tháng 6 tới. Ông Tunku Ismail Idris đang quyết tâm hỗ trợ FAM trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, ông tiếp tục tăng sức mạnh cho JDT, đội bóng đang giúp bóng đá Malaysia tăng mạnh trên bảng xếp hạng các CLB ở châu Á (chỉ xếp sau Ả Rập Xê Út và Nhật Bản, theo trang FootyRankings), nhờ thi đấu cực kỳ thành công tại giải AFC Champions League Elite mùa 2024 - 2025 (vào vòng 16 đội), tờ New Straits Times nhấn mạnh.
The Final Countdown là ca khúc của ban nhạc rock Thụy Điển Europe, phát hành năm 1986. Được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest, bài hát dựa trên một đoạn riff keyboard (hợp âm) mà anh thực hiện vào đầu những năm 1980, với lời bài hát lấy cảm hứng từ ca khúc Space Oddity của David Bowie. Ban đầu chỉ dự định là bài hát mở đầu các buổi hòa nhạc, The Final Countdown nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Đây cũng là đĩa đơn đầu tiên và ca khúc chủ đề trong album phòng thu thứ ba cùng tên của ban nhạc Europe. MV The Final Countdown được thực hiện để quảng bá cho đĩa đơn, đã nhận được 1 tỉ lượt xem trên YouTube. MV có cảnh quay từ 2 buổi hòa nhạc của ban nhạc tại Solnahallen ở Solna, Thụy Điển cũng như cảnh quay bổ sung về các lần kiểm tra âm thanh và tại Stockholm. Lời ca khúc này vừa mang tính khải huyền vừa mang tính lạc quan, mô tả chuyến đi vào không gian, hướng đến sao kim, rời xa trái đất phía sau: Cùng nhau ta cất bước đi/ Nhưng đó sẽ không phải lời từ biệt/Có thể ta sẽ trở về/Với Đất Mẹ, ai biết trước? Ta sẽ cất cánh bay/Liệu mọi thứ có còn như xưa khi ta trở về? Đây là lần đếm ngược cuối cùng… Ta sẽ tiến thẳng tới sao kim/Và ta vẫn sẽ ngẩng cao đầu… Ca sĩ chính của Europe Joey Tempest từng giải thích: "Tôi có bản demo nhưng chưa tìm ra giọng hát, và tôi đã hát đi hát lại. Giai điệu gần giống như nhạc nền của một bộ phim, về việc rời khỏi trái đất, và rằng trái đất đã cạn kiệt tài nguyên. Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ phải rời khỏi nơi này. Lời bài hát giống như một giấc mơ".Đoạn nhạc riff keyboard mang tính biểu tượng được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest 5 năm trước khi bài hát được thu âm. The Final Countdown được xếp vào danh sách 100 ca khúc One-Hit Wonders (tạm dịch: hiện tượng một lần nổi tiếng) vĩ đại nhất của kênh VH1. Joey Tempest cho biết: "Thật bất ngờ khi ca khúc này trở thành hit lớn như vậy vì ban đầu nó được tạo cho ban nhạc, cho buổi hòa nhạc của chúng tôi, được sáng tác để trở thành ca khúc mở đầu trong các buổi hòa nhạc. Ca khúc dài gần 6 phút, không hề có ý định trở thành một bản hit hay gì cả, nó thực sự là một bất ngờ và được sử dụng cho đủ mọi loại sự kiện, từ cuộc đua xe Công thức 1 đến quyền anh, bóng đá đến phút đón giao thừa năm mới". Một trong những đĩa đơn đầu tiên mà ca sĩ chính của Europe Joey Tempest mua là Space Oddity của David Bowie. Bài hát này được viết trước khi Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng năm 1969, đã ảnh hưởng rất lớn đến Tempest và dẫn đến sự đam mê của anh với việc khám phá không gian. Nam ca sĩ thú nhận lời bài hát The Final Countdown được lấy cảm hứng từ bài hát của Bowie và cách nó khơi dậy sự quan tâm của anh đối với du hành vũ trụ.Vào ngày 26 và 27.5.1986, Europe đã biểu diễn The Final Countdown tại đấu trường Solnahallen gần Stockholm. Các cảnh quay tại đó được biên soạn cho một video có tên là The Final Countdown Tour 1986. Trong những buổi biểu diễn này, đạo diễn Nick Morris đã quay cảnh ban nhạc đang biểu diễn và sử dụng cho MV sau này.The Final Countdown lên vị trí số 1 tại Vương quốc Anh và số 8 tại Mỹ. Đĩa đơn của ca khúc đứng đầu tại 26 quốc gia, bán được hơn 8 triệu đĩa trên toàn thế giới. Bài hát được sử dụng làm nhạc nền giới thiệu cho đội bóng đá Anh Blackburn Rovers và là nhạc nền cho đội bóng rổ NBA Detroit Pistons.Bài hát cũng được sử dụng trong các phim truyền hình như Arrested Development, Chuck, Glee và Gotham, các bộ phim điện ảnh Shiner (2000), The Kid & I (2005) và Pitch Perfect (2012). Năm 1999, vào đêm giao thừa thiên niên kỷ, The Final Countdown trở thành ca khúc chủ đề của thời khắc đếm ngược tại Thụy Điển chứ không phải là Happy New Year của ABBA như truyền thống.
Vụ 19 học sinh nghi ngộ độc khí 'bóng thối', 13 em đã đi học lại
Một câu nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng có thể tràn ngập trên mạng xã hội, được "copy – paste" khắp nơi, không cần kiểm chứng. Và vì quen miệng, nhiều người cứ thế mà tin.Bác sĩ dặn đừng uống thuốc linh tinh thì không tin, nhưng người nổi tiếng bảo "dùng cái này sẽ giảm cân cấp tốc" là mua ngay. Nhà khoa học mất cả chục năm nghiên cứu về vắc xin thì bị nghi ngờ, nhưng một TikToker bỗng dưng "cảm thấy nó nguy hiểm" thì có cả ngàn người gật gù. Một diễn viên đóng vai bác sĩ không có nghĩa là biết chữa bệnh. Một ca sĩ hát hay không có nghĩa là hiểu về tài chính. Một TikToker triệu view không có nghĩa là nói gì cũng thành chân lý. Nhưng cái danh của họ, cái spotlight (sự nổi bật trong công chúng) mà họ đứng dưới đó, chính là thứ khiến người ta quên mất rằng định kiến và niềm tin cá nhân không phải là sự thật.Có ai còn nhớ vụ kem trộn? Một nữ diễn viên nổi tiếng đăng bài "khen lấy khen để", bảo là "chị dùng rồi, da trắng hồng căng bóng". Hàng ngàn người lao vào mua, bôi lên mặt, tấm tắc khen đẹp. Một tháng sau, báo chí phanh phui sản phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc da. Đám đông hoảng loạn, nhưng người hâm mộ nữ diễn viên thì vẫn bênh: "Chắc chị bị lừa thôi".Hay vụ một ca sĩ hô hào đầu tư tiền ảo, vẽ ra viễn cảnh tự do tài chính. Cả ngàn người đổ vào, có người vay mượn, có người bán đất bán xe, nghĩ rằng sẽ sớm đổi đời. Đến lúc dự án sập, hàng tỉ đồng bay hơi, thì ca sĩ ấy chỉ nói gọn lỏn: "Tôi cũng là nạn nhân". Xong, xóa bài, im lặng. Còn những người mất trắng thì ôm nợ.Thần tượng có thể lung linh trên sân khấu, có thể tỏa sáng trên mạng xã hội. Nhưng ánh đèn ấy không có nghĩa là sự thật. Khi tin tưởng một ai đó vô điều kiện, không chỉ đánh mất sự tỉnh táo, mà còn tự biến mình thành một chiếc loa phát lại, nghĩa là nói mà không nghĩ, chia sẻ mà không kiểm chứng, cổ vũ mà không biết đúng sai.Thế nên, đừng để cảm xúc quyết định lý trí. Đừng biến thần tượng thành chân lý. Hãy nghe, nhưng đừng nuốt chửng. Hãy tìm hiểu, trước khi tin tưởng. Hãy phân tích, trước khi chia sẻ.Một lời nói từ người có ảnh hưởng có thể thay đổi cách nhìn của cả xã hội. Nhưng trách nhiệm của người nghe là đừng để mình trở thành một phần của đám đông ù lì. Vì cuối cùng, chân lý không nằm ở danh tiếng, mà nằm ở tư duy của chính mình.Huỳnh Xuân Tùng(35 tuổi, Người sáng lập AI Content Lab)Trong truyền thông đại chúng, sự nổi tiếng không đồng nghĩa với sự đúng đắn. Một người có hàng triệu người theo dõi không có nghĩa là mọi phát ngôn của họ đều chính xác, có giá trị và đáng tin cậy.Thực tế, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không có chuyên môn sâu về các lĩnh vực họ lên tiếng. Khi họ bày tỏ quan điểm, người hâm mộ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm chứng, dẫn đến hiệu ứng đám đông và lan truyền thông tin thiếu chính xác. Truyền thông có sức mạnh dẫn dắt nhận thức, nhưng công chúng cũng cần sự tỉnh táo. Không phải ai có danh tiếng cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.Để tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, hãy đặt những câu hỏi: "Dữ liệu này có cơ sở không?". "Có bằng chứng khoa học nào xác nhận không?". "Đó là ý kiến cá nhân hay một sự thật khách quan?"…Ngưỡng mộ ai đó là quyền cá nhân. Nhưng trở thành người hâm mộ có tư duy phản biện mới là lựa chọn khôn ngoan. Hãy để sự thật dẫn lối, thay vì niềm tin mù quáng.Giảng viên Đặng Thiên Phong(Trưởng ngành Quan hệ Công chúng, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn)Trong thời đại bùng nổ internet, mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Họ tác động tới khán giả cả trong lĩnh vực giải trí và xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi phát ngôn đều đáng tin cậy.Nếu người hâm mộ mù quáng ủng hộ thần tượng mà không kiểm chứng tính đúng sai thì hậu quả sẽ khó lường. Thay vào đó, cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức.Trước hết, người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có thể nổi bật trong âm nhạc, điện ảnh hay thể thao… nhưng không đủ kiến thức để nhận định chính xác về y tế, giáo dục hay kinh tế...Những phát biểu của họ là quan điểm cá nhân, bị chi phối bởi cảm xúc riêng hoặc nhằm mục đích gây chú ý mà có thể không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu người nghe tin theo mà không xem xét kỹ, những thông tin sai lệch dễ dàng được lan truyền trên quy mô lớn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát.Thêm vào đó, việc mù quáng chạy theo thần tượng sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Giả sử một người nổi tiếng tạo trend (xu hướng) thực hiện động tác yoga với độ khó cao mà thiếu các cảnh báo cần thiết của chuyên gia và người hâm mộ làm theo thì sẽ tạo thành trào lưu vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với giới trẻ, những người thường thích chạy theo xu hướng.Hơn nữa, khi phụ thuộc vào lời nói của người nổi tiếng, người theo dõi dần mất đi khả năng tư duy độc lập. Nếu một người thiếu năng lực tự đánh giá, họ vô tình trở nên thụ động, chỉ biết nghe theo người khác vô điều kiện. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, với quy mô lớn sẽ khiến xã hội khó tiến bộ.Tựu trung lại, cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng. Họ có thể là nguồn cảm hứng nhưng lời nói của họ không phải chân lý tuyệt đối. Nên kiểm chứng thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, đặt câu hỏi thường xuyên và tự đưa ra kết luận cho mình. Khi phát triển năng lực tự đánh giá, sẽ tránh được những hệ lụy từ việc ngưỡng mộ mù quáng, đồng thời giữ vững tinh thần tự chủ trong một thế giới công nghệ đầy rẫy những thông tin phức tạp.Thạc sĩ Lương Hòa(Marketing Freelancer tại TP.HCM)Người nổi tiếng vẫn là con người và con người thì luôn có những ưu, khuyết. Thế nên khi thần tượng một ai đó, chúng ta không nên bị niềm yêu thích dẫn dắt mù quáng. Cần phải hiểu người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao... nhưng họ không phải chuyên gia của mọi lĩnh vực, phát biểu của họ không đại diện cho một nhà xã hội học, giáo dục học hay một nhà khoa học tự nhiên mà chỉ đơn thuần cung cấp góc nhìn riêng của họ về một vấn đề. Vì đó là góc nhìn, quan điểm cá nhân của một người nên ta phải luôn xem xét quan điểm đó có gây ra những hiểu lầm, điều hướng dư luận đi tới con đường trái sự thật hay không?Trong xã hội mà thông tin tràn lan như hiện nay, phải tỉnh táo để nhận biết đúng sai để tránh bị thiệt hại về mình và rộng hơn là gây hại cho cả người xung quanh. Ví dụ như mua đồ, giới thiệu người thân sử dụng đồ được người nổi tiếng giới thiệu nhưng đồ mua về lại kém chất lượng, vừa mất tiền vừa hại sức khỏe… Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ những phát ngôn của người nổi tiếng, thiết nghĩ không chỉ người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình mà chính người trẻ khi tiếp nhận thông tin cũng phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Hãy luôn đặt câu hỏi vì sao, hãy luôn đi tìm và xác minh tính chân thật, nói đúng hơn là giữ cho mình tư duy phản biện cho mọi vấn đề.Nguyễn Ngọc Minh Châu(Học viên Cao học ngành lý luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)Không thể phủ nhận rằng mỗi người cần có cho mình một thần tượng để noi theo, chẳng riêng về tài năng mà cả ở nhân cách của họ. Việc có một thần tượng là động lực giúp mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người trẻ đặt niềm tin một cách mù quáng vào thần tượng của họ. Thần tượng, là người nổi tiếng, là KOL, KOC… nói gì thì họ cũng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí đến mức mất đi sự tỉnh táo và khách quan. Họ xem lời nói của những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng, mạng xã hội là "chân lý" và tin tuyệt đối bằng mọi giá, bất chấp đúng sai.Sau những vụ việc gần đây, chỉ ra rằng không phải người nổi tiếng nào cũng có những am tường hiểu biết đa lĩnh vực. Và người nổi tiếng không phải nói gì cũng đúng. Thế nên, thiết nghĩ khi nghe người nổi tiếng nói, cũng cần biết chọn lọc thông tin, giữ vững lập trường và luôn đặt lý trí lên trên cảm xúc.Niê A Dũng(Sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)